Thớt gỗ Teak là gì? Những đặc tính của thớt gỗ Teak

Thớt gỗ Teak (tếch) được làm từ gỗ Teak hay còn được gọi là gỗ Giá Tỵ. Loại gỗ này có nhiều ưu điểm vượt trội nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: làm báng súng, làm sàn gỗ, làm thớt, đóng tàu.

Thớt gỗ Teak có nhiều đặc tính ưu việt, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau. Sản phẩm này hiện đang rất phổ biến và được yêu thích bởi chất lượng tốt cùng thiết kế đẹp mắt.

  • Một số đặt tính nổi bật:

   - Khả năng chịu lực tốt, thân thiện với các loại dao, giảm thiểu trầy xước trong quá trình sử dụng.

   - Trong thớt có sẵn lượng dầu tự nhiên, nhờ vậy, thớt không bị nứt hoặc cong vênh sau thời gian sử dụng.

   - Sản phẩm có khả năng hạn chế sự xâm nhập của mối mọt, nấm mốc, chống ẩm tốt.

   - Càng sử dụng lâu càng đẹp mắt do chất liệu gỗ Teak có tuổi thọ cao, khi được phơi sáng sẽ có màu sắc tươi tắn, bắt mắt.

   - Màu gỗ đặc trưng có tính thẩm mỹ cao, mang hơi hướng cổ điển. Ngoài phục vụ cho mục đích chế biến thức ăn còn rất lý tưởng để bày biện, trang trí thức ăn thay cho đĩa thông thường giúp món ăn thêm hấp dẫn.

Thớt gỗ Teak bắt mắt, bền bỉ và thân thiện khi sử dụng

  • Sử dụng và bảo quản thớt gỗ Tếch đúng cách

Lưu ý đầu tiên khi sử dụng thớt gỗ Teak cũng như bất kỳ sản phẩm thớt nào đó chính là các bà nội trợ nên có trong tay ít nhất 2 chiếc thớt khác nhau, một thớt dùng chuyên cho thực phẩm tươi sống và một thớt dùng cắt thái thực phẩm đã chín. Điều này sẽ giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của món ăn.

Sử dụng riêng biệt thớt cho thực phẩm sống và thớt cho món chín

Ngoài học cách sử dụng, mẹo vệ sinh thớt gỗ Teak cũng là điều mà người dùng cần quan tâm. Thớt Teak chỉ cần được vệ sinh và bảo quản đúng cách sẽ có thể dùng rất lâu. Vì thế hãy chú ý một số công đoạn sau:

   - Dùng chanh, giấm gạo hoặc xà phòng để khử khuẩn cho thớt:

          + Dùng chanh và muối: Vắt một chút nước cốt chanh lên bề mặt chiếc thớt rồi rắc muối vào vùng nước chanh và dùng nửa quả chanh chà đều bề mặt thớt. Cuối cùng hãy rửa lại chiếc thớt bằng nước sạch.

Chanh và muối giúp thớt Teak sạch khuẩn

          + Dùng giấm gạo: Cho một chút giấm lên bề mặt thớt và dùng giấy khô lau sạch chiếc thớt. Giấm sẽ giúp tẩy vết bẩn, mốc hay mùi hôi cùng các loại vi khuẩn có hại.

          + Dùng xà phòng: Chuẩn bị một chiếc khăn sạch và ngâm vào hỗn hợp xà phòng pha loãng với nước nóng. Dùng khăn sau bề mặt thớt từ 3-4 lần và rửa lại bằng nước để có chiếc thớt sạch khuẩn.

   - Vệ sinh thớt bằng khăn mềm hoặc miếng bọt biển, không dùng trong máy rửa bát;

   - Không nên ngâm thớt Teak trong nước quá lâu khiến thớt chịu úng nước;

   - Dùng nước ấm hoặc hơi nóng để vệ sinh thớt giúp loại bỏ 100% vi khuẩn gây hại;

   - Thường xuyên dùng dầu ăn lau quanh bề mặt thớt giúp liền sẹo và giữ màu tươi tắn;

Định kỳ dùng dầu ăn lau quanh bề mặt thớt Teak giúp liền sẹo

   - Không băm chặt các loại thực phẩm trọng lượng lớn trên thớt gỗ Teak;

   - Sau khi vệ sinh thớt hãy lau khô chiếc thớt và để nơi khô ráo, thoáng mát.

Dùng khăn mềm lau chiếc thớt sau khi đã vệ sinh xong

Để chiếc thớt ở nơi khô ráo và thoáng mát

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bất cứ chiếc thớt nào cũng cần phải thay mới sau khoảng 6-8 tháng sử dụng. Điều này là vô cùng cần thiết bởi sau khoảng thời gian sử dụng những chiếc thớt có thể chứa nhiều vết cắt khiến thức ăn bám vào, gây mất vệ sinh và tạo ra các ổ vi khuẩn có hại. Vì thế, hãy chú ý không sử dụng quá lâu chiếc thớt Teak, tuyệt đối không dùng thớt trên 1 năm.

Nên thay mới chiếc thớt sau 6-8 tháng sử dụng

 

Bạn đang xem: Thớt gỗ Teak là gì? Những đặc tính của thớt gỗ Teak
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ qua Zalo
Liên hệ qua Facebook
popup

Số lượng:

Tổng tiền: